3 cách phát hiện ảnh đã bị chỉnh sửa nhanh

Việc xác định một bức ảnh đã bị chỉnh sửa hay chưa không phải là chuyện dễ, tuy nhiên có một vài cách có thể giúp bạn bạn làm điều đó.

Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn top những công cụ tốt nhất để phát hiện hình ảnh đã chỉnh sửa và cách hoạt động của chúng.

Fake Image Detector

Fake Image Detector sẽ Phân tích mức lỗi (ELA) để tìm ra sự không nhất quán về mức độ nén của hình ảnh bạn đã tải lên. Nó cũng tính đến siêu dữ liệu của hình ảnh để kiểm tra xem hình ảnh có bị chỉnh sửa hay không.

Giao diện trang này khá đơn giản và thân thiện với người dùng.

Bước 1: Truy cập trang web.

Bước 2: Bấm vào nút Upload Image, chọn ảnh cần kiểm tra trên máy tính, cuối cùng bấm Scan Now.

Bước 3: Xem thông báo.

  • Nếu ảnh chưa qua chỉnh sửa, sẽ có 1 dòng chữ trên nền xanh là No Error Level Detected.
  • Ngược lại nếu đã bị sửa, sẽ có dòng chữ trên nền vàng là Looks like Computer Generated or Modified image.
Cách phát hiện ảnh đã qua chỉnh sửa

Lưu ý rằng, theo các nhà phát triển công cụ, độ chính xác là từ 60 đến 70%.

FotoForensics

FotoForensics cũng là một công cụ rất phổ biến đề phân tích ảnh, nó sử dụng các loại dữ liệu khác nhau như JPEG, ELA và siêu dữ liệu để xác định tính nguyên bản của hình ảnh.

Bước 1: Bấm vào Choose File/Chọn ảnh, sau đó chọn ảnh từ máy tính.

Bước 2: Bấm Upload file để tải ảnh lên.

Bước 3: Xem kết quả.

Nếu là ảnh gốc, chưa qua chỉnh sửa thì ảnh được phân tích sẽ chỉ có màu trắng, kiểu như này:

Cách phát hiện ảnh đã qua chỉnh sửa

Ngược lại nếu đã qua chỉnh sửa thì ảnh sẽ có nhiều hạt đủ các màu khác nhau.

Cách phát hiện ảnh đã qua chỉnh sửa

Phân tích kỹ hơn

Ngoài ra, FotoForensics còn cung cấp nhiều phương pháp phân tích thay thế mà bạn có thể truy cập thông qua menu ở phía bên trái để phân tích chính xác hơn.

Tính năng này có thể hữu ích nếu ảnh cần kiểm tra được tạo bởi các trình chỉnh sửa ảnh AI tốt nhất .

Cách xác định thủ công

Mặc dù sử dụng phần mềm để kiểm tra là cách khá nhanh và hiệu quả nhưng nhưng bạn vẫn có thể phát hiện thủ công.

  • Bạn hãy tìm bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên ảnh, chẳng hạn như những thay đổi màu sắc kỳ lạ hoặc nội dung không phù hợp với nền.
  • Hình ảnh được chỉnh sửa thường có các cạnh mờ hoặc trông giống như bị cắt và dán, vì vậy việc phóng to có thể giúp bạn tìm thấy những điểm bất thường.
  • Nếu bạn đang kiểm tra ảnh chụp một đám đông, để ý xem có 2 người nhìn giống y như đúc hay không, kiểu như họ dùng copy paste để tạo nhiều người trong ảnh.

Trình phát hiện ảnh giả có thể giúp bạn tránh rơi vào tin tức giả, lừa đảo hoặc trò lừa bịp sử dụng hình ảnh đã qua chỉnh sửa. Chúng cũng có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về lịch sử cũng như bối cảnh của hình ảnh hoặc cải thiện kỹ năng chỉnh sửa của riêng bạn. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest
Inline Feedbacks
View all comments
Photoshop online Free
Logo